Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi là thực sự quan trong, đó là một trong những yếu tố tạo nên sức lực và thể trạng gà ngay từ khi còn nhỏ. Không giống như gà thịt, yêu cầu của gà đá không đến từ cân nặng mà cần đến sự săn chắc, dẻo dai của cơ thể cũng như là một sức khỏe hoàn hảo để có thể lâm trận với một tinh thần và phong độ tốt nhất. Để làm được những điều đó thì các sư kê phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho gà đá như thế nào? Để ngay từ lúc nhỏ, các chiến kê được chọn đã thể hiện rõ được phong thái của một chiến binh thực thụ.
Mục Lục
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi theo từng giai đoạn
Để trở thành một chiến kê thực thụ thì trong khẩu phần ăn không thể thiếu các chất như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đáp ứng được thành phần này thì phải tuân thủ theo từng giai đoạn sinh trưởng của gà để phân chia mức độ ăn cho hợp lý. Một phần để gà phát triển tốt nhất, phần còn lại tránh để lãng phí cho khẩu phần ăn bị dư thừa. Và phần tiếp theo ở dưới đây sẽ đề cập đến 3 giai đoạn sinh trưởng tương ứng với 3 chế độ dinh dưỡng cho gà đá phát triển tốt nhất.
Để gà khỏe mạnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng khi gà tách mẹ
Từ khi mới nở cho đến khi trọng lượng được khoảng 0,5kg thì các sư kê có thể sử dụng thức ăn công nghiệp để gà sinh trưởng nhanh. Khi bắt đầu tách mẹ thì có thể chọn ra những chú gà chọi tốt nhất thông qua tố chất, ngoại hình, các bộ phận trên cơ thể. Sau đó, sẽ áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau để dành riêng cho các chú gà chọi con:
- Cám gạo
- Lúa, ngô
- Cá tươi được nấu chín
- Các loại rau xanh là thành phần không thể thiếu
Chế độ dinh dưỡng cho gà bước vào tập luyện và thi đấu
Bắt đầu vào tháng thứ 7 là gà đã có thể bước vào giai đoạn luyện tập để chuẩn bị thi đấu ở tháng thứ 10. Trong giai đoạn này thì bên cạnh những phương pháp luyện tập chuẩn thì chế độ dinh dưỡng cho gà chọi cũng thực sự phải được đảm bảo. Bởi lúc này, gà cần có thể trạng tốt, sức khỏe đáp ứng được môi trường tập luyện khắc nghiệt chứ không còn như giai đoạn khi mới tách mẹ nữa. Do vậy, mà thức ăn cho gà đá cũng sẽ được thay đổi như sau:
- Lúa (đã được ngâm và phơi khô): 0.25 kg
- Rau xanh (giá, rau muống, xà lách): 0.1 kg
- Lươn nhỏ, thịt bò: 0.1 kg
- Sâu super worm hoặc dế: 8-10 con
- Tép hoặc cá chép nhỏ: 0.1kg
- Vitamin: A, B, K
Lưu ý: không nên cho gà ăn ếch, nhái trong thời gian tập luyện hoặc thi đấu, bởi thực phẩm này rất nhiều đạm, khi ra đến đấu trường thì gà thường bở hơi, kém bền.
Chế độ dinh dưỡng cho quá trình phục hồi sau thi đấu
Ở giai đoạn này, gà có thể gặp nhiều chấn thương hoặc đang cạn kiệt sức lực nên thành phần chất dinh dưỡng cũng được thay thế bằng những thực phẩm mềm hơn. Ví dụ như:
- Lúa được thay thế bằng cơm nóng, khi gà không thể tự ăn thì phải đút cơm nóng cho gà và không nên đút quá no làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Rau xanh: để gà ăn thoải mái đến khi nào không ăn nữa thì thôi
- Các chất đạm như lươn nhỏ, tép… được nấu chín kỹ mới đem cho gà ăn
- Bổ sung vitamin đều đặn để gà nhanh chóng lấy lại sức
Thức ăn cho gà chọi sau khi đá
Sau thi đấu cần cho gà được nghỉ ngơi, không tham gia vào luyện tập cũng như là thi đấu, kết hợp với những thức ăn cho gà chọi thời kỳ phục hồi là cách tốt nhất để lấy lại thể trạng gà nhanh chóng.
Trên đây chính là kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho gà chọi ở ba giai đoạn sinh trưởng dành riêng cho gà đá mà các chuyên gia vipnhacai.net tư vấn cho mọi người. Hy vọng rằng, mọi người luôn nắm chắc kiến thức để góp phần cho việc đúc gà thành công cũng như là đảm bảo thể trạng của chiến kê sau quá trình thi đấu.