Cách nuôi gà đòn đá có lực cực kỳ nguy hiểm

Những phương pháp về cách nuôi gà đòn đá có lực đang được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là những người mới chơi gà đòn. Phương pháp này những chiến kê chuyên đi đá gà cựa sắt và đá gà ăn tiền trở nên mạnh mẽ và uy lục vô song.

Mục đích chính của việc nuôi gà đòn đá là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.

Cách nhận biết gà đòn đá hay

Đối với gà đòn mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình “ngố” thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình quy định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt.

cách nuôi gà đòn đá

Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:

  • Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).
  • Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
  • Có khả năng tránh đòn tốt.

Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Chọn và nhân giống gà đòn hiệu quả

Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao.

  • Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già.
  • Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
  11 loại Thuốc Tăng Lực Kích Lực Cho Gà Đá

Đổ gà nòi sau khi chọn trống mái

Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.

Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).

Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.

ga don quan luc

Thức ăn và dinh dưỡng cho gà đòn đá

Theo truyền thống, gà đòn được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,….

Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa.

Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):

  • Cám gạo : 10%
  • Bắp : 20%
  • Lúa : 30%
  • Cá tươi nấu chín : 20%
  • Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:

  • Lúa : 0.25 kg.
  • Rau, giá : 0.10 kg.
  • Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

Chăm sóc, nuôi dưỡng gà đòn

Đối với loại gà trống: Vào khoảng một năm trên hoặc dưới mới được cho là gà đã trưởng thành, tuổi vừa đủ để cáp đá, cũng phải cần thêm giáp một niên trở đi. Khi gà trưởng thành, người nuôi phải nghĩ ngay đến chuyện cắt tích, cắt tai, sớm bỏ những miếng da vô nghĩa ­không tác dụng đó.

Khi rảnh rang thì mới nghĩ đến chuyện hớt lông, lông nách, lông đầu thì hớt sạch tróc, còn lông cổ thì nên chừa lại một túm sát cần, chỗ ấy được cho là chỗ nhược, da non, phải có lông che kín, cần xén lông dạ ở dưới, chừa khoảng năm ba sợi che đít. Nơi đùi thì nên hớt trọn chừa đủ mấy sợi đỡ lạnh, vế non và ba sườn làm cho sạch trơn,bóng, cho nghệ mau thấm, khi đá nếu bị đâm thì biết ngay kết quả.

  Gà Bị RÓT (Lỏn Lẻn, Cự yếu) - Nguyên Nhân, Cách Nuôi & Trị Bệnh

Huấn luyện gà đòn thi đấu

Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi. Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.

Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.

Bạn nên cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.

Cách huấn luyện gà đòn đá có lực

“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” điều này rất đúng với thú chơi gà chọi. Muốn một chú chiến kê đá tốt ta cần có cách huấn luyện gà đòn tốt nhất.

Quần sương: Cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ giã nhỏ, hòa với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.

Dầm cẳng: Trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

Nên Tổ chức thi đấu đá gà thường xuyên. Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.

Trên đây là những kỹ thuật cách nuôi gà đòn đá có lực, có sức khoẻ tốt mà các sư kê có thể tham khảo. Nếu gặp vấn đề gì về việc nuôi và chăm sóc có thể liên hệ ngay với vipnhacai.net để được hỗ trợ nhé!

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!