Gà nòi – Nguồn gốc, đặc điểm và cách phân biệt

Gà nòi hay còn gọi là (gà đá, gà cựa, gà chọi). Là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận đá gà. Là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam. Vậy xuất sứ và nguồn gốc tên loại gà này từ đâu.

Đặc điểm ngoại hình của giống gà nòi

Nguồn gốc

Giống gà nòi được nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước. Mỗi miền có một tên gọi khác nhau nhưng những cái tên đó đều chỉ gà nòi.

  • Gà nòi ở miền Bắc còn được gọi là gà chọi. Theo tiếng Bắc thì chữ “Chọi” có nghĩa là đánh lẫn nhau.
  • Ở miền Trung thường gọi gà nòi là gà đá. Ý nghĩa của chữ “đá” là diễn tả cách gà nòi cùng chân đá con gà đối thủ ở trong trận đấu.
  • Còn ở miền Nam thì tên gọi gà nòi được giữ nguyên.

gà nòi

Đặc điểm ngoại hình gà nòi

Gà nòi miền Bắc

Gà chọi miền Bắc thường tập trung vào lối nuôi gà đòn. Là loại gà sử dụng đòn thế để tấn công. Thế ra đòn chậm nhưng mạnh, trúng đòn cũng ảnh hưởng nhiều đến tính mạng. Các dòng gà chọi hay nhất miền Bắc thường đến từ:

  • Nổi tiếng ở miền Bắc thì có thể kể tới cái tên đầu tiên là gà Thổ Hà (Bắc Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng).
  • Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội).
  • Ngoài ra còn có các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La.

ga noi mien bac

Gà nòi miền Bắc thường là những giống gà đòn truyền thống có mặt từ lâu đời tại Việt Nam. Nếu như ngày nay đá gà cựa đang dần phát triển mạnh mẽ thì đá gà đòn vẫn luôn có một chỗ đứng riêng biệt và vô cùng vững chắc. Đặc biệt trong hội đá gà thì những chú gà chọi đẹp nhất miền Bắc luôn được khoe tài cùng một dáng vẻ oai phong khiến người chơi hội không thể bỏ qua.

Các hoạt động mua bán gà chọi miền Bắc cũng diễn ra hết sức sôi nổi. Tại khu vực Hà Nội tập trung nhiều ở khu vực Nghi Tàm, Yên Phụ là nổi tiếng nhất. Hoặc các chợ gà chọi có tiếng và được người chơi gà thường xuyên lui tới.

Gà nòi miền Trung

Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hoà có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn ( gà đòn Bình Định ). Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng.

gà nòi miền Trung

Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).

Trong các giống gà kể trên thì gà chọi Khánh Hòa và gà nòi Bình Định là những cái tên đại diện cho các giống gà miền Trung. Không những đẹp về ngoại hình vóc dáng mà trong mỗi trận chọi gà hay. Thì những chiến kê này luôn có những cách khắc lối gà chọi đối thủ vô cùng tài tình. Đó là những điểm mạnh và điểm cuốn hút của mỗi trận đá gà miền Bắc, miền Trung

  FA88 Club - sân chơi đổi thưởng xanh chín nhất thị trường 2022

Gà nòi Miền Nam

Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà.

ga noi mien nam

Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi. Nhưng để phân biệt với giống gà nòi của Miền bắc, nên có nhiều nơi người ta gọi là gà cựa. Hay gà nòi cựa, xuất xứ cũa nó là do những di dân từ Chiêm Thành khai phá vào miền Nam. Khi đi họ mang theo lương thực là những giống gia cầm, một số đã sống sót và phát triển nên dòng gà nòi ngày nay.

Miền Nam có lối gà cựa rất được thịnh hành, với sự hỗ trợ của các loại cựa sắt sắc bén. Khiến cho các trận đấu gà chọi miền Nam có tính sát phạt rất cao, thiên về ăn thua. Nhưng lại khó chiêm ngưỡng được tài nghệ của các chiến kê.

Các loại gà nòi nổi tiếng Việt Nam

Nếu nói về mức độ nổi tiếng, đa tài thì 2 giống gà đến từ miền Trung và miền Nam. Là ứng cử viên sáng giá nhất, là nơi quy tụ của các dòng gà chọi hay nhất Việt Nam. Dưới đây là những đặc điểm của 2 giống gà nổi tiếng.

Gà đòn Bình Định

Loại gà chọi gắn liền với miền đất võ Bình Định có tầm vóc cao lớn, xương chắc khỏe, cơ bắp phát triển chắc nịnh. Tạo nên một khí chất ẩn chứa bên trong mỗi chiến kê. Khả năng chịu đòn và thi đấu bền bỉ là điểm mạnh lớn nhất của gà Bình Định. Mỗi con gà chọi Bình Định chịu được khoảng 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp 20 phút và nghỉ 5 phút).

gà chọi bình định

Đặc điểm dễ nhận biết ở gà Bình Đinh là có phần đầu, cổ, ngực, đùi đều rất thưa lông. Nhưng lông ở phần cánh lại rất phát triển, giúp hỗ trợ trong những lần bay cao để tung đòn. Gà chọi Bình Định có hai dòng nổi tiếng nhất là dòng Ngân hàng và Bảy Quéo tập trung ở vùng đất Quy Nhơn.

Gà Nòi Chợ Lách

Gà nòi Chợ Lách có bộ lông óng mượt, chân vuông, ngực ưỡn, lưng cong. Loại gà này có sức đề kháng rất tốt nên rất ít bị mắc các bệnh vặt như sổ mũi, khò khè. Và khả năng mắc các loại cúm gia cầm là rất thấp. Bên cạnh đó, giống gà Chợ Lách ở Bến Tre có sức bền dẻo dai và kỹ thuật chiến đấu cực tốt. Nên được người trong giới chơi gà đánh giá là giống gà đá hay và thường gọi chúng là “kỳ kê” hay “hùng kê”.

gà nòi chợ lách

Gà tre Tân Châu

Gà Tre Tân Châu với với đặc điểm nổi trội bộ lông cườm, lông mã sặc sỡ, bộ đuôi dày, dài thướt tha. Đã chiếm cảm tình của nhiều người và đang được giới chơi gà cảnh lựa chọn. Để phục vụ cho thú chơi này, người chơi cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Từ việc lai tạo giống, vệ sinh chuồng trại đến việc cho gà ăn cũng tốn kém rất nhiều thời gian.

ga tre tan chau

Về nguồn gốc, giống gà tre Tân Châu được lai tạo từ gà rừng Tân Châu. Với giống gà tre Nhật Bản (Japaness Bantam). Vốn là giống gà kiểng xưa, được vua chúa, quý tộc của Nhật ưa thích. Chúng theo chân các thương nhân người Nhật đến Việt Nam. Các nghệ nhân Tân Châu đã lai tạo .Và thuần dưỡng qua nhiều đời để hình thành nên giống gà tre Tân Châu tuyệt đẹp hiện nay.

  Gà Shamo Nhật Bản - Quần kê Samurai xứ sở mặt trời

Phân biệt gà nòi và gà chọi thuần chủng

Gà nòi còn có tên gọi khác là gà chọi. Tuy nhiên gà chọi thuần chủng khác gì với gà nòi (hay còn gọi là gà chọi)? Ta có thể phân biệt gà chọi thuần chủng qua những đặc điểm sau.

Để tạo ra được giống gà chọi thuần chủng thì từ đời gà bố, mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nòi giống của gà chọi thuần chủng sau này.

Đời gà bố của giống gà chọi thuần chủng

Một con gà trống giống phải là chú gà chiến có sức khỏe, thân hình cao lớn, sức dẻo dai, dáng đẹp. Chân của gà trống bố thanh, nhỏ, khô. Hàng vảy đi, vảy kiếm có cấu tạo rõ ràng, sắc nét.

Đời gà mẹ của giống gà chọi thuần chủng

Gà trống bố chỉ quyết định 30% thể trạng của con nhưng gà mái mẹ lại quyết định tới 70% di truyền đời con. Và muốn có giống gà con chất lượng thì việc chọn lựa gà mẹ phải là người có kỹ thuật cao. Chọn gà mái cần phải trải qua các phần theo quy tắc của cha ông truyền lại đó là:

  • Phần đầu: Những con gà mái có phần đầu nhỏ, thon dài và có thể bằng cổ thì rất tốt. Mỏ gà không quá to hoặc quá nhỏ.
  • Phần mỏ: Chắc chắn, cân đối so với đầu gà. Khóe miệng rộng, khi khép miệng thì có độ khít. Mũi gà to, cánh mũi hở. Mắt to, tinh nhanh, mắt sáng màu, con ngươi nhỏ. Mồng dâu nhỏ, dựng đứng. Không được chọn gà có mồng bị vẹo, mồng ngả sang hai bên.
  • Phần cổ: Cổ gà chắc chắn, cổ to cân xứng với thân. Có thể kiểm tra phần cổ bằng cách vuốt ngược từ dưới cần cổ lên nếu thấy xương liền, không rời, cổ đặc thì phù hợp. Lông phủ từ đầu đến hết phần cổ thì rất tốt. Lưu ý không chọn những con gà cổ bị vẹo.
  • Phần mình gà mái: Mình gà là phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh nở về sau. Chính vì vậy, các bộ phận ở phần thân gà đều tuyển chọn rất kỹ lưỡng.
  • Vai gà: Vai nở, to xếch. Khi kiểm tra thấy xương có kết cấu liền mạch, cứng cáp, chắc chắn.
  • Ngực: Ưỡn ra ngoài, lườn sâu, không bị vẹo.
  • Thân gà: Có phần vai nhỏ dần về phía sau. Thân gà giống hình bắp chuối.

Một số bộ phận khác của gà nòi cần chú ý

  • Chân gà: Đùi to, phình ra ngoài như đùi ếch. Đầu gối nhỏ, thon không bị xù xì. Vảy có cấu tạo rõ ràng. Bộ rã dài, mót, khi gà đứng rã quặp xuống đất.
  • Cánh gà: Úp chặt lấy phần thân gà mái. Cánh phủ rộng gần hết phần lưng và phao câu của gà. Nên chọn những con gà mái có phần lông dày, cánh to.
  • Xương ghim: Xương có cấu trúc chuẩn, không lệch lạc, xương đều. Khi sờ nắn thì xương cứng cáp, có độ chắc chắn nhất định.
  • Mặt gà thể hiện vẻ uy nghi, oai vệ.
  • Mắt gà sáng, tinh nhanh, linh hoạt.
  • Mào gà dày, nhỏ. Mỏ gà to, mỏ khép chặt để có thể cắn, cắp chắc chắn,…

Từ quá trình lựa chọn gà bố và gà mẹ ở trên sẽ cho ra đời giống gà chọi thuần chủng. Khi giống gà chọi thuần chủng ra đời chúng sẽ có những đặc điểm giống gà bố mẹ.

vipnhacai.net đã giới thiệu cho bạn về giống gà nòi, gà chọi thuần chủng và cách phân biệt gà nòi, gà chọi thuần chủng qua đặc điểm dáng hình, kích thước, cách chọn gà bố mẹ để cho ra đời giống gà chọi thuần chủng.

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!