Những đòn đá chết gà hạ gục đối phương trong một nốt nhạc

Những đòn đá chết gà thường đến từ những con gà có bản tính hung dữ. Sở hữu những lối đá độc đáo và vô cùng hiểm hóc. Bên cạnh đó, hiểu rõ được các vị trí tử điểm trên cơ thể gà cũng là một lợi thế trong các trận đá gà tre, đá gà đòn. Tuy nhiên, không phải khi mới bắt đầu, gà chiến đã nhuần nhuyễn được các lối đá đòn. Hay vị trí tử điểm chỉ cần một thời gian ngắn là đã có thể hạ gục được đối phương.

Tất cả cũng cần phải phụ thuộc vào kỹ thuật rèn luyện của từng sư kê. Đó cũng là một trong những bí quyết tạo nên một chiến kê dũng mãnh, hiếu chiến và cực kỳ thông minh. Dưới đây vipnhacai.net sẽ chia sẻ đến người chơi gà một số đòn lối hay, độc và một số vị trí tử điểm trên cơ thể gà.

Những đòn đá chết gà đẳng cấp nhất

Những đòn đá hạ gục đối phương một cách độc đáo, đẹp mắt không thể không nhắc đến đá mé, đá hầu, liên hoàn cước, hồi mã thương…Đó là các đòn đá mà bất cứ sư kê nào cũng mong muốn chiến kê của mình sở hữu được nó. Cùng xem những đặc điểm về các dạng đòn đá này.

nhung-don-da-chet-ga

Đá sỏ

Sỏ là đòn gà chọi cắn vào mồng ( mào), từ đó lấy đây làm lực để tung chiêu cắn cổ đối thủ. Với một cú đòn sỏ trúng đích và dồn lực mạnh thì nó hoàn toàn có thể khiến đối phương bị trật khớp cổ, ngã vật ra sàn đấu hoặc ít nhất cũng bỏ chạy vì đau đớn.

Đòn đá sỏ thường là tuyệt chiêu của gà đá cựa sắt và gà đá cựa dao. Với gà đá cựa sắt, đòn hiểm này sẽ làm rách màng diều của đối thủ, gà đá cựa dao đây chính là kết thúc trận đấu với thế thắng.

Đá hầu

Lối đá dễ bắt gặp nhất đối với các con gà chọi. Đối với kiểu đá này các chú gà chọi thường cắn, mổ vào phần hầu hoặc da đầu của đối phương để làm điểm tựa. Tiếp đó sẽ tung đòn đá thật mạnh vào phần hầu của đối thủ.

Đá vào phần hầu sẽ khiến gà dễ bị thương nặng, cản trở việc ăn uống và rất mất nhiều thời gian để hồi phục. Thường thì đá hầu ngang sẽ tốt hơn đá hầu dọc

nhung-don-da-chet-ga

Đá xạ

Một tên gọi khác của đá xạ là đòn đá quăng – đòn đá chết gà được sử dụng phổ biến. Tuyệt chiêu đá xá được thực hiện theo cách nhảy lên và bất ngờ đá ngay vào chính mặt đối phương mà không cần cắm giữ điểm tựa như liên hoàn cước.

  Hướng Dẫn Phơi Nắng Cho Gà Chọi đúng cách

Đá mé

Đá mé cũng là một trong những đòn đá chết người với chiêu thức đá tập trung vào mang tai hoặc phần mắt. Lối đá này cũng có thể khiến mù mắt hay bị choáng tạm thời nếu lực đá mạnh và chính xác.

Thế đá mé này rất hay bởi vừa có thể dùng cả bàn chân để quất vào mặt. Vừa dùng ngón thới để đâm vào mặt, vào mắt cực kỳ nhạy bén. Đá mé thường đại diện cho những con gà có bản tính hung hăng, hung dữ khiến đối phương phải khiếp sợ trong lần gặp đầu tiên

nhung-don-da-chet-ga

Đá liên hoàn cước

Cách đá liên tục từ 3, 4 cú đá trở nên nhằm trực tiếp vào tại 1 điểm trên cơ thể của đối phương. Gây ra thương tích nặng, khiến đối phương tối tăm mặt mày, mất phương hướng. Không có khả năng đáp trả lại đòn.

Lối đá liên hoàn cước này đòi hỏi phải có một chiếc mỏ cứng, khít để kẹp chặt da đầu của đối phương lấy điểm tựa. Tiếp đó là một đôi cánh và đôi chân khỏe để tung đòn đá về phía đối thủ liên tục và liên tục. Đây cũng được coi là một lối đá ấn tượng và mãn nhãn nhất.

Đá hồi mã thương

Đá hồi mã thương là kiểu đá thông minh và cũng thuộc top những đòn đá chết gà. Kiểu đá này chỉ có những chiến kê linh hoạt, nhanh nhẹn và có cách quan sát sắc bén mới có thể áp dụng được nó. Bởi đá hồi mã thương chính là trong trận đấu, cả 2 con gà cùng đá. Thì bỗng dưng một con giả thua mà bỏ chạy để con còn lại đuổi theo. Trong khi đối thủ đang mải mê đuổi thì bất ngờ quay lại tung đòn đá thật mạnh khiến đối thủ có thể lăn quay ngay trên sàn đấu.

Đá hồi mã thương là một lối đá lừa tài tình mà đôi khi nó còn đánh lừa cả các sư kê trong những buổi tập luyện. Nhưng đó cũng là sự độc đáo hút mắt người xem trong những trận đá gà.

nhung-don-da-chet-ga

Đá dĩa

Đá dĩa thường được áp dụng trường hợp trận đấu kéo dài và cả hai con gà chọi đã thấm mệt. Còn gà đá dĩa sẽ rúc xuống chân hoặc cách đối phương để nghỉ ngơi, lúc này đối thủ cũng không thể tung chiêu tiếp nữa.

Sau khi đã hồi sức, gà chọi sẽ vươn lên mổ trực tiếp vào cổ hoặc đối thủ đồng thời đá thốc lên mình đối thủ. Chú gà kia sẽ xử lý tình huống theo cách di chuyển cùng chiều để tháo cánh đối thủ. Từ đây hai con gà áp sát vào nhau tạo thành hình cái dĩa, được gọi là đá dĩa.

Đòn đá dĩa có thể gây gãy cánh, bị thương phần yết hầu của đối phương. Cho các sư kê được đánh giá đây là đòn đánh hiểm của gà chọi.

  Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi gà Tre cực kỳ đơn giản

Một số vị trí tử điểm của gà

Bên cạnh những đòn đá chết gà thì các vị trí tử điểm cũng là kiến thức mà các sư kê cần phải nắm rõ để rèn luyện cho các chiến kê của mình. Đá trúng vị trí tử điểm cũng giúp cho gà tăng được lực đá để hạ gục đối phương nhanh nhất. Đây cũng là bí quyết của các sư kê chuyên tạo nên những chú gà chọi Bình Định hay, hiếu chiến và rất bản lĩnh. Các vị trí tử điểm ở gà bao gồm:

Tại phần đầu, mặt

Vùng này thường là vị trí nhiều nhược điểm nhất. Chỉ cần đá trúng bất cứ một vị trí nào cũng gây ra những chấn thương nặng, khiến gà bị giãy giụa. Cụ thể là:

  • Yết hầu: nằm dưới cần gà.
  • Khớp giao long: khớp nằm ở chỏm đầu, sát với mồng gà.
  • Mắt: dễ bị đui khi bị mổ trúng, cựa hoặc móng đâm.

Tại phần cần cổ

Là nơi chịu đòn nhiều nhất nên thường bị bầm tím do các vết cắn mổ. Thậm chí có thể bị rách da xuyên thịt nếu cựa gà đâm phải. Vị trí tử điểm thường là ở mắt cần, nơi những đòn đá chết gà thường làm trật khớp khiến gà bị liệt cổ, giãn xương. Thậm chí là đứt cuống họng nếu đâm trúng vào phần mềm của cổ.

nhung-don-da-chet-ga

Tại phần thân

Phần thân cũng có các vị trí tử điểm đáng phải lưu ý nếu không muốn gà lăn quay ra ngay lập tức khi trúng đòn như:

  • Bầu diều
  • Hang cua
  • Trái chanh
  • Mã kỵ
  • Phao câu

Cách nuôi gà chiến sở hữu những đòn đá chết gà

Rất nhiều sư kê thắc mắc không biết làm thế nào để nuôi gà chiến sở hữu được những thế đá hiểm và độc như thế? phương pháp nuôi gà đá ra sao? Anh em có thể sở hữu được những chiến binh tuyệt vời nếu như đảm bảo những yếu tố sau:

  • Chọn giống: Muốn nuôi gà trống đá tốt bạn phải tự lai giống. Trong đó chọn gà mẹ là vô cùng quan trọng. Bởi con non thường giống mẹ tới 75% và 25% còn lại chỉ giống bố.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cần có chế độ dinh dưỡng tốt để gà phát triển thể chất trọn vẹn.
  • Tập luyện: Gà từ 7 – 9 tháng tuổi cần vận dụng chế độ tập luyện để chúng quen dần vs những lối đá.
  • Chăm sóc gà kỹ lưỡng để không bị tổn thất vì bệnh tật.

Biết được những đòn đá chết gà cùng các vị trí tử điểm trên cơ thể gà. Sẽ là cách để các sư kê tìm ra những cách khắc chế. Giúp cho gà tránh được những thương tích nặng xảy ra trong suốt quá trình thi đấu. Đồng thời, đó cũng là những lợi thế giúp cho gà tăng tỷ lệ thắng cuộc. Giảm thời gian hạ gục đối phương một cách tốt nhất.

Tôi là Vĩnh Kê - Cụ Tổ của cháu Minh Gà Chọi, hiện là CEO & Co-founder Thanke.net và là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm sóc, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy theo dõi và để lại góp ý. Cám ơn các bạn!